Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Cần những tố chất và kỹ năng gì?

Lượt xem:


Hiện nay, ngành tài chính ngân hàng hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên bởi những lợi ích và cơ hội việc làm đa dạng. Bạn đang thắc mắc học tài chính ngân hàng ra làm gì và cần những tố chất và kỹ năng gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc đó, giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 

Tài chính ngân hàng là gì?

Ngành tài chính ngân hàng là ngành học tập trung vào mọi hoạt động và dịch vụ liên quan đến giao dịch tài chính và quản lý tiền tệ. Bao gồm: Quản lý và điều phối dòng tiền, vốn vay, tiết kiệm, nợ, tín dụng, đầu tư, cũng như các dịch vụ ngân hàng. Thông qua ngân hàng, các hoạt động như bảo lãnh, thanh toán và chi trả diễn ra trên cả phạm vi trong nước và quốc tế. 

Ngành tài chính ngân hàng học những môn gì?

Môn học cơ bản

  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Kế toán
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính công
  • Tài chính quốc tế
  • Thị trường chứng khoán
  • Ngân hàng thương mại
  • Phân tích tài chính
  • Quản trị rủi ro
  • Bảo hiểm
  • Thuế
  • Kế toán quản trị
  • Marketing căn bản
  • Kinh tế lượng

Môn học chuyên ngành 

  • Lý thuyết tài chính tiền tệ
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính quốc tế
  • Ngân hàng thương mại
  • Thị trường tài chính

Môn học bổ trợ

  • Luật tài chính
  • Ngoại ngữ
  • Kỹ năng mềm

Học ngành tài chính ngân hàng cần tố chất và kỹ năng gì? 

Ngành tài chính ngân hàng hiện nay đã trở thành ngành học quen thuộc và nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực tài chính, thích được làm việc với những con số và môi trường làm việc tại ngân hàng. Thế thì ngành tài chính ngân hàng đòi hỏi người học phải có những tố chất và kỹ năng gì để trở thành một người làm tài chính ngân hàng hiệu quả và thành công? Dưới đây là một số tố chất và kỹ năng bạn có thể tham khảo: 

  • Giỏi về các môn thuộc khối khoa học tự nhiên
  • Sở hữu tính kiên trì, tỉ mỉ và chu đáo
  • Nắm vững các kỹ năng công nghệ thông tin
  • Có năng lực giao tiếp tốt 
  • Khả năng thích nghi nhanh
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt 
  • Chịu được áp lực công việc cao
  • Tính cách trung thực
  • Tinh thần cầu tiến trong công việc

Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào? Tổ hợp môn

Hiện nay ngành tài chính ngân hàng đang xét tuyển bằng các khối: A00, A01, D01. D07 gồm:

Khối A00: Toán – Lý – Hóa

Khối A01: Toán – Lý – Tiếng Anh

Khối D01: Toán – Văn – Tiếng Anh

Khối D07 : Toán – Hóa – Tiếng Anh

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào?

Hiện nay ngành tài chính ngân hàng đang được giảng dạy tại nhiều trường đại học trên cả nước, một số trường tiêu biểu là:

  1. Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) (UEL)
  2. Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU).
  3. Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB).
  4. Học viện Ngân hàng (BA).
  5. Đại học Ngoại thương (FTU).
  6. Học viện Tài chính (AOF).
  7. Đại học Thương mại (TMU)
  8. Đại học Ngân hàng TP.HCM (HUB).
  9. Đại học Tài chính – Marketing (UFM).
  10. Đại học Kinh tế – Tài chính (UEF).
  11. Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH).
  12. Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (MSB)
  13. Đại học Kinh tế Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng)
  14. Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) 
  15. Đại học Duy Tân (DTU)
  16. Đại học Đông á 

Học tài chính ngân hàng ra làm gì?

Vậy ngành tài chính ngân hàng ra làm gì? Dưới đây là những vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhiệm. Đây là một lĩnh vực đang rất cần nhân lực trên thị trường lao động, hiện nay thị trường việc làm ngân hàng tại Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM đang có nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn như:

Giao dịch viên ngân hàng

Đây là một công việc mà nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đều mong muốn. Giao dịch viên là vị trí công việc làm cầu nối, tiếp nhận hồ sơ hay các yêu cầu của khách hàng như rút tiền, gửi tiền, mở tài khoản,….tại quầy giao dịch của các ngân hàng.

Phân tích tài chính

Nhân viên phân tích tài chính có nghĩa vụ xem xét, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó góp phần vào việc đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, lập kế hoạch đầu tư hoặc dự báo rủi ro.

Dự đoán dòng tiền tương lai và lập các báo cáo tài chính theo từng giai đoạn, từng năm, theo dõi và phân tích nguồn lực, ngân sách công ty, đồng thời điều chỉnh và đưa ra giải pháp cho kế hoạch tài chính, lợi nhuận,…

Môi giới chứng khoán 

Tư vấn và thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán, thu thập, tìm hiểu về thị trường chứng khoán, cổ phiếu trong và ngoài nước, trái phiếu chính phủ. 

Hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định và quản lý danh mục đầu tư. 

Theo dõi các biến động của thị trường để cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng. Lập báo cáo phân tích hàng ngày hoặc theo từng giai đoạn,…

Thẩm định giá trị

Nhận diện các rủi ro liên quan đến việc vay vốn, bảo hiểm hoặc hợp đồng. 

Trực tiếp đánh giá, phát triển, xây dựng cơ chế, kiểm duyệt của công ty. 

Thẩm định và định giá tài sản thế chấp, đồng thời xem xét hồ sơ khách hàng,…

Quản lý tài chính

Quản lý tài chính là giám sát hệ thống dữ liệu tài chính của công ty, báo cáo tài chính. Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn và lập báo cáo chỉ tiêu tài chính.

Kế toán

Kế toán là công việc thu thập và xử lý các số liệu kế toán và những chứng từ liên quan. 

Ghi lại hạch toán thu chi trong hoạt động vận hành, sản xuất,… Quản lý công nợ, kiểm tra tình hình nhập, xuất hàng hoá. 

Chuẩn bị các báo cáo kế toán, giấy tờ theo quy định. Thiết lập bảng cân đối kế toán về số phát sinh, kiểm tra đối chiếu các số liệu,…

Kiểm toán

Kiểm toán là công việc quản lý các hệ thống kiểm toán khác nhau. Đưa ra những phân tích, đánh giá thông tin cho khách hàng và nội bộ thông qua tìm hiểu, nghiên cứu quy trình kinh doanh. 

Kiểm soát các công việc kế toán. Tư vấn và đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác kế toán, quy định về thuế,…

Thu hồi vốn

Thu hồi vốn là vị trí xử lý các khoản nợ quá hạn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản nợ và khoản vay. Liên lạc với khách hàng để đề nghị khách hàng thanh toán nợ một cách nhanh chóng. Đề xuất các giải pháp, phương án thu hồi nợ và triển khai quy trình nhắc nợ theo quy định. 

Duy trì mối quan hệ với các đơn vị cơ quan chức năng và tổ chức khác có liên quan để phục vụ công tác xử lý và thu hồi nợ đạt hiệu quả.

Tư vấn tài chính cá nhân

Hỗ trợ các khách hàng cá nhân trong việc phát triển nguồn vốn cho cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực như: Bất động sản, cổ phiếu, bảo hiểm, tư vấn về luật, đóng thuế.

Thu mua

Công việc thu mua là nhiệm vụ mua các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của công ty cũng như đóng vai trò trung gian để cung cấp các sản phẩm đó cho khách hàng. Xem xét, thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng cho hoạt động của công ty. Giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan tới nhà cung cấp, kiểm tra chất lượng sản phẩm.Theo dõi và đảm bảo tiến độ sản xuất, cung ứng hàng hóa. Tính giá mua và giá bán sản phẩm,…

Phân tích ngân sách

Công việc phân tích ngân sách là dựa vào các tài liệu thống kê công ty để phân bố cũng như cải thiện ngân sách, huy động nguồn vốn cho những mục tiêu tương lai. 

Học ngành tài chính ngân hàng ra trường làm ở đâu?

Vậy học ngành tài chính ngân hàng ra trường làm ở đâu sau khi tốt nghiệp? Dưới đây là một số môi trường làm việc mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia, chẳng hạn:

  • Ngân hàng thương mại
  • Công ty chứng khoán
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
  • Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng
  • Tổ chức tài chính
  • Cục thuế
  • Hải quan
  • Công ty bảo hiểm
  • Công ty tài chính
  • Quỹ tín dụng 
  • Nhân viên kinh doanh
  • Công ty kinh doanh bất động sản
  • Công ty chứng khoán
  • Công tác tại các trường đại học, cao đẳng,trung cấp

Mức lương ngành tài chính ngân hàng là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của ngành tài chính ngân hàng được phân theo công việc và kinh nghiệm: 10 đến 30 triệu đồng một tháng

Sau đây là mức lương trung bình của những vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn hiện nay:

Giao dịch viên ngân hàng: Mức lương khởi điểm dao động từ 8,5 triệu- 11 triệu đồng/ tháng. Khi trình độ cao hơn, mức lương có thể tăng lên tới 34 triệu đồng/tháng.

Chuyên gia phân tích tài chính: Làm công việc này, bạn sẽ có thể nhận được mức lương từ 25 – 35 triệu/tháng. Đây là công việc không đòi hỏi khả năng phân tích để đề xuất, tư vấn và điều chỉnh quy định, quy trình của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật.

Môi giới chứng khoán: Mức lương từ 10 – 30 triệu/tháng. Đây là công việc không cần kinh nghiệm. Vì vậy, rất phù hợp cho những sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng.

Kế toán/ kiểm toán: Mức lương khởi đầu cho kế toán viên ngân hàng thường dao động từ 9 triệu đến 17 triệu đồng/ tháng. Khi có kinh nghiệm và trình độ cao hơn, mức lương có thể tăng lên tới 40 triệu đồng/ tháng.

Kết luận

Khi chọn ngành tài chính ngân hàng thì chắc chắn một tương lai rộng mở và đầy tiềm năng đang đón chờ bạn phía trước. Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp bạn hiểu được “Học tài chính ngân hàng ra làm gì?” Ngành này khá căng thẳng nhưng thu nhập của bạn sẽ thể hiện rõ ràng những cố gắng bạn đã bỏ ra. Các bạn có thể tìm những công việc ngành nganh hàng tại Việc làm Cần Thơ hoặc những tỉnh thành khác. Chúc bạn nhanh chóng đạt được những ước mơ của mình!